Chùa Ông Núi điểm tâm linh của người dân Phù Cát Bình Định
- 28/12/2016
Tọa lạc ở vị trí tuyệt đẹp, lưng tựa vào dãy Núi Bà, phía trước là bãi biển Trung Lương cát trắng trải dài, Nét độc đáo của Chùa là Tựa Sơn - Vọng Hải, đặc biệt có dòng suối chảy qua ngôi chùa cổ kính này,
Theo người xưa lý giải rằng Chùa Ông Núi có nghĩa là Mộc Y Sơn, người đàn ông mặc áo bằng vỏ cây
Sách xưa kể vào năm nhâm ngọ 1702 có một người đàn ông tên là Lê Ban, tức thiền sư Tịnh Giác – Thiện Trì sau khi hành khất thì Ông đã dừng chân tại đỉnh Chóp Vung trong dãy núi Bà, nhà sư tự dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng cây và các loại cỏ tại dãy núi này, hàng ngày nhà sư có cuộc sống thanh bần, Sư lấy cỏ và lá cây làm áo, quần cho mình, sư thường đi lấy thuốc và giúp đỡ những người dân trong làng, nhiều người dân thấy vậy gọi sư là Ông Núi và cũng chính từ đó Ngôi Chùa Ông Núi có tên đến ngày hôm nay.
Vào thời nhà Nguyễn năm Minh Mạng thứ 7, Vua bị bệnh nặng, các ngự y trong triều gần như hết phương cứu chữa, vào một đêm nhà vua nằm mộng thấy một nhà sư ăn mặc lạ thường, trên người chỉ toàn là lá cây và vỏ cây, nhà sư tay cầm 1 cái quạt, tay cầm 1 chén thuốc mang đến dâng nhà vua, sau đó nhà sư quạt quạt mấy lần rồi biến mất, khi tỉnh dậy, vua thấy người khỏe mạnh ra, và cho triệu tập quần thần hỏi thì quần thần mới tâu lại rằng trên dãy núi Bà thuộc thành Bình Định có một nhà sư mà người dân gọi là Ông Núi, nhà Vua bèn truyền chỉ và sắc phong ban thưởng bộ áo cà sa và nhiều vàng bạc để tu sửa lại ngồi chùa mà Vua Minh Mạng gọi là chùa Lạ
Vào những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ chùa Ông Núi còn là nơi lưu giữ cách mạng, trong những năm chiến tranh khốc liệt ấy
Năm 1967 Chùa Ông Núi đã bị bom đạn phá vỡ hoàn toàn, và mãi đến năm 1990 được sự đóng góp của tín đồ phật tử Chùa Ông Núi đã phần nào sửa sang lại cho đến ngày hôm nay.
Công trình Chùa Ông Núi đang được trùng tu và xây dựng lại
Ngày 1 tháng 08, UBND Tỉnh Bình Định và Giáo hội phật giáo Tỉnh Bình Định quyết định xây dựng lại ngôi chùa khang trang và trang trọng hơn
Đây là một dự án được xã hội hóa và phi lợi nhuận do ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) kêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đóng góp và xây dựng với kinh phí dự kiến trên 200 tỷ đồng
Dự án được chia ra làm nhiều hạng mục chính : Trong đó đáng chú ý là Quãng trường Pháp Luân với diện tích trên 30,000 m2, bao gồm các cổng tam quan, cổng phụ, thiết kế theo phật pháp, trong tương lai không xa Chùa Linh Phong hay còn gọi là Chùa Ông Núi sẽ là điểm du lịch tâm lý của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đoàn & Lãnh đạo Xã Cát Tiến, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định
Bên cạnh công trình Chùa Ông Núi đang được xây dựng
Trong dịp ghé thăm đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt của Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định, đoàn chúng tôi được đồng chí Chủ tịch UBND Xã Cát Tiến đưa đến thăm những ngôi nhà bị trận lũ lịch sử làm sập và hư hỏng nặng, sau khi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
Chúng tôi được đồng chí Chủ Tịch UBND Xã Cát Tiến đưa đi tham quan một vòng quần thể ngôi chùa và các danh lam thắng cảnh vệ tinh như : Bãi biển Trung Lương, Bãi biển Cát Tiến, Làng nghề nước mắm Đề Gi, quần thể Núi Bà, ... Chúng tôi phải thốt lên rằng, quá đẹp, một điểm du lịch hấp dẫn đầy tiềm năng, sẽ làm đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế địa phương trong một ngày gần nhất
Một góc biển Trung Lương