Hotline : 0945 219 219

Xe nổi bật

Transit Luxury & Huyndai Sorati & Iveco

Liên hệ

Fortuner, Inova, Isuzu Mux, Sedona, Carival, Ford

Liên hệ

Tại sao chọn chúng tôi?

  • Tất cả các dòng xe đều cao cấp
  • Chuyên phục vụ khách du lịch quốc tế
  • Là đối tác của nhiều công ty 
  • Giá cho thuê thấp
  • Tài xế có chuyên môn cao
  • Đặt xe nhanh chóng và dễ dàng
  • Thanh toán linh hoạt

Thuê xe 16 chỗ đi Mỹ Tho Bến Tre

  • 15/09/2020

GIỚI THIỆU VĂN HÓA MỸ THO – TIỀN GIANG

1. Tổng quan Tiền Giang:

TP. Mỹ Tho là đô thị loại I, là trung tâm của tỉnh Tiền Giang (tên gọi xưa là Định Tường), nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và nằm chếch về phía Đông Nam có diện tích 81,5 km². Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía Nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre (tên gọi xưa là Trúc Giang), phía Tây giáp huyện Châu Thành.

TP. Mỹ Tho có 11 phường và 6 xã. Dân số là 228.109 người (Tính đến 01/04/2019), dân tộc Kinh chiếm đa số và có người Hoa, Chăm, Khmer cùng chung sống; 4 tôn giáo chính là Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao Đài.

Thành phố Mỹ Tho có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo với thời tiết tương đối dễ chịu; là trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng sông nước Nam bộ có vị trí hướng ra quốc tế của vùng ĐBSCL thông qua cảng biển dọc biển Đông như cảng Soài Rạp, cảng Vàm Láng.

2. Ý nghĩa tên gọi Mỹ Tho:

“ Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

Mỹ Tho cảnh đẹp người xinh

Quyện lòng du khách gợi tình nước non”.

Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như Mi Sâr biến thể thành Mỹ và Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, chữ Hán nghĩa là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm.

Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “Mỹ” và “Tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó.

3. Lịch sử hình thành:

TP. Mỹ Tho là một trong những vùng đất được khai phá sớm nhất bởi người gốc Hoa di cư qua và một là trong 02 đại phố hình thành đầu tiên của các tỉnh Nam Bộ cùng với Cù Lao Phố, Biên Hòa; với lịch sử hơn 330 năm hình thành và phát triển.

Vào năm 1679, tức là năm mà các tướng quân thuộc lực lượng “Kháng Thanh Phục Minh” của Trịnh Thành Công, từ Trung Hoa mang một nhóm khoảng 3.000 di thần, di dân nhà Minh (người Minh Hương) di tản trên 50-60 chiến thuyền đi theo hướng Nam xin tị nạn được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này và hình thành Cù Lao Đại Phố ở Biên Hòa. Trong nhóm do Dương Ngạn Địch đứng đầu, lập Mỹ Tho Đại phố ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu Đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.

Năm 1771, Quân Tây Sơn đánh Nguyễn Ánh, phá hủy Cù Lao Phố (Biên Hòa), người Minh Hương đành chạy về vùng Bến Nghé và Phiên Trấn (tức Sài Gòn). Họ hợp với nhóm người Hoa Kiều tỵ nạn họa Tây Sơn từ Mỹ Tho, và những vùng khác thành đợt di cư lớn, vào năm 1788, tới vùng mà sau này gọi là Khu người Hoa Chợ Lớn (trước là quận 5 quận 6). Họ lập chợ, biến vùng này thành trung tâm thương mại lớn nhất Miền Nam sau này.

Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ. Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng; cho thấy nền sản xuất nông – ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể; đặc biệt là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều hòa hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực ĐBSCL với TP. HCM. Tên gọi Mỹ Tho Đại Phố được giữ gìn cho đến ngày nay.

Về vị trí chiến lược, Mỹ Tho là nơi tập trung nhiều anh hùng hào kiệt kháng chiến chống phong kiến, chống thực dân Pháp ngay khi chúng vừa đặt chân lên đất Nam Kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử, bao giờ TP. Mỹ Tho cũng là nơi đụng đầu ác liệt gồm lực lượng cách mạng chính nghĩa với các thế lực thực dân, đế quốc và phản động. Nhân dân TP. Mỹ Tho mang trong mình truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã xây dựng trên quê hương Mỹ Tho nếp sống sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và luôn nêu cao tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, viết lên nhiều trang sử hào hùng hơn 3 thế kỷ qua.

VD như Bia lưu niệm căn cứ Thành ủy Mỹ Tho, Tượng đài Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, tượng đài Tết Mậu Thân để khắc ghi hình ảnh các chiến sĩ biệt động nội thành, bộ đội giải phóng quân tiến công đánh chiếm TP. Mỹ Tho trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân năm 1968.

Do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng, Nhà nước đã quyết địhh phong tặng danh hiệu Anh hùng cho nhân dân và lực lượng vũ trang TP. Mỹ Tho.

Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (được nhập lại từ tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và TP. Mỹ Tho).

Vùng đất Mỹ Tho này còn được xem là một trong những nơi nghệ thuật cải lương ra đời sớm nhất: Ban nhạc Ca ro bô của ông Nguyễn Tổng Triều (Tư Triều), gánh hát thầy Năm Tú, gánh hát Nam Đồng Ban, gánh hát Tái Đồng Ban... Là nơi sản sinh ra nhiều tài tử cải lương tiêu biểu như: NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu), Năm Phỉ (Trương Thị Phỉ, Phùng Há (Trương Phụng Hảo)... Đồng thời, Mỹ Tho cũng là quê hương của họa sĩ tài danh Nguyễn Sáng; ca sĩ Lý Hải, MC Quyền Linh, diễn viên Lương Thế Thành, Vân Trang...

4. Lộ trình di chuyển: Thời gian từ TP. HCM xuống TP. Mỹ Tho dự kiến khoảng 2 tiếng, cách TP. HCM 70 km về phía nam:

- Du khách xuất phát từ từ nội thành TP. HCM sau đó di chuyển ra quốc lộ 1A, Bình Chánh rồi đi thẳng hướng về miền Tây, qua ngã ba An Lạc 1 đoạn thì gặp đường vào cao tốc TP. HCM – Trung Lương. Chạy thẳng hết đường cao tốc (khoảng 50 km), rẻ phải ra quốc lộ 1A và đi thẳng thêm khoảng 7 km nữa là đến TP. Mỹ Tho.

- Đi qua các điểm tham quan: Chùa Vĩnh Tràng (Cách TP. Mỹ Tho khoảng 3 km, giao thoa kiến trúc Á – Âu, 3 tượng Phật), Trại rắn Đồng Tâm (Nơi quy tụ nhiều loài quý hiếm với số lượng hơn 400 chủng loài rắn khác nhau như trăn khổng lồ, rắn hổ mang…), khu vui chơi tổng hợp và du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long Cù Lao Thới Sơn với các cồn: Cồn Long, cồn Lân, cồn Quy, cồn Phụng hợp thành vùng đất tứ linh vô cùng độc đáo nằm giữa con sông Tiền cách nhau bởi cây cầu Rạch Miễu hùng vĩ nối liền 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre. Trong đó, cồn Long, cồn Lân thì thuộc địa phận TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; còn cồn Quy, cồn Phụng thì thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Mặc dù thuộc địa phận hai tỉnh thế nhưng tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” nằm khá sát nhau, chỉ cách khoảng 1 km – 2 km đường sông, mất tầm 10 – 15 phút di chuyển bằng tàu.

Để khám phá tứ linh miệt vườn, du khách sẽ lên tàu xuất phát tại Bến tàu 30 tháng 4 ở TP. Mỹ Tho: Cồn Long (Cù lao Tân Long) là cồn nổi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì gần Cảng cá Mỹ Tho. Cồn Lân (Cù lao Thới Sơn) nằm cách cồn Long khoảng 10 phút đường sông, du khách có cơ hội trải nghiệm chèo xuồng trên những con rạch nhỏ quanh co, ngắm bần, dừa nước; ăn trái cây, thăm trại làm mật ong, làng nghề truyền thống, nghe hát cải lương đặc sắc Nam Bộ

Cồn Quy (Cù lao Biện Quy) cách trung tâm TP. Bến Tre khoảng 22 km đường sông, 12 km đường bộ tại địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành; đến đây quý khách sẽ có thể nằm thư giãn trên những chiếc võng đu đưa cùng làn gió dưới những tán cây, ngắm những vườn cây ăn trái lâu năm sum suê, trĩu quả tại cồn Quy. Cồn Phụng (Cù lao Tân Vinh) chiêm ngưỡng với những kiến trúc thờ tự độc đáo của Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam còn lưu lại như sân Rồng, tháp Hòa Bình và khám phá nét đặc sắc của nghề truyền thống làm kẹo dừa, bánh tráng đặc trưng của Bến Tre.

Đặc sản nổi tiếng là Hủ tiếu Mỹ Tho, trái cây, chuối quết dừa, chả nướng Chợ Gạo, Ốc gạo Tân Phong, bánh vá ... Quý khách có thể ăn hủ tiếu chay Mỹ Tho ở ngã ba Trung Lương, ngay vòng xoay trước khi vào thành phố/Bồ Đề Quán (đối diện chùa Vĩnh Tràng).

 

Đang chuyển đổi...

Vui lòng chờ trong giây lát

Hotline: 0945.219.219
SMS: 0945.219.219 Nhắn tin Facebook Đặt xe